Các loại giấy phép cần có khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Ngày đăng :23/09/2020 07:09 sáng
Hiện nay, hóa chất đang được sản xuất với số lượng tương đối lớn nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành hóa chất công nghiệp nói riêng. Trong khi đó, đa số các loại hóa chất đều độc hại và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Vì lý do đó, giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm rất cần được các doanh nghiệp chú trọng. Nhận thấy những thắc mắc đến vấn đề này, Hóa Chất Trần Gia cung cấp bài viết này để giúp Quý khách hàng nấm được những thông tin cần thiết về giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Cơ sở pháp lý
– Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008);
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008);
– Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo);
– Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo);
– Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015);
– Thông tư 09/2016/TT-BKHCN ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016).
Các đối tượng cần phải xin cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Vận chuyển đường bộ
Tùy theo tính chất lý, hóa của hóa chất mà chia thành 9 loại sau:
Loại 1
- Các chất nổ.
- Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2
- Khí ga dễ cháy.
- Khí ga không dễ cháy, không độc hại.
- Khí ga độc hại.
Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4
- Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.
- Các chất dễ tự bốc cháy.
- Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
Loại 5
- Các chất ôxy hóa.
- Các hợp chất ô xít hữu cơ.
Loại 6
- Các chất độc hại.
- Các chất lây nhiễm.
Loại 7: Các chất phóng xạ
Loại 8: Các chất ăn mòn.
Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.
Vận chuyển đường thủy
Căn cứ tính chất hóa học, lý học, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 09 loại và các nhóm sau:
Loại 1
Chất nổ
- Chất nổ.
- Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2:
Chất khí dễ cháy, độc hại.
- Khí ga dễ cháy.
- Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.
Loại 4:
Chất rắn dễ cháy.
- Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
- Chất dễ tự bốc cháy.
- Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5
Chất oxy hóa.
- Chất oxy hóa.
- Hợp chất oxit hữu cơ.
Loại 6
Chất độc hại, lây nhiễm.
- Chất độc hại.
- Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng hóa nguy hiểm khác.
Vận chuyến tuyến đường sắt
Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại sau đây:
Loại 1
Chất nổ.
- Chất nổ.
- Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2
Chất khí dễ cháy, độc hại.
- Khí ga dễ cháy.
- Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy.
- Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
- Chất dễ tự bốc cháy.
- Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5
Chất ô xy hóa.
- Chất ô xy hóa.
- Hợp chất ô xit hữu cơ.
Loại 6
Chất độc hại, lây nhiễm.
- Chất độc hại.
- Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.
Hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Thành phần hồ sơ bao gồm
Giấy phép vận chuyển
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
+ Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy bảo hiểm bảo lãnh trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);
Giấy phép người vận chuyển
+ Giấy phép điều khiển phương viện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển và phải phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm đó;
+ Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
+ Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
Giấy phép hóa chất nguy hiểm
+ Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;
+ Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm
+ Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm;
+ Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường (theo Mẫu).
Thủ tục cấp phép giấy vận chuyển hóa chất nguy hiểm
1.Lãnh đạo Ban Đánh giá sự phù hợp – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê giao nhiệm vụ cho cán bộ xử lý.
2. Vào sổ công văn đến của Ban Đánh giá sự phù hợp.
3. Xử lý hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại về điều kiện đối với hóa chất nguy hiểm, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải và yêu cầu khác được quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN cán bộ thực hiện soạn thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tờ trình trình Lãnh đạo Tổng cục.
- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN cán bộ soạn thảo công văn yêu cầu bổ sung các tài liệu còn thiếu.
4. Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký phê duyệt.
Trên đây là những giấy tờ cần thiết khi vận chuyển các loại hóa chất. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp các bạn nắm được thông tin hồ sơ cần thiết khi vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm. Và đừng quên chúng tôi – Hóa Chất Trần Gia chuyên cung cấp các loại hóa chất và bao trọn gói dịch vụ vận chuyển hóa chất giúp Quý khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
Bài viết khác
Mr. Hải: 0915 99 0505
Mr. Đại: 0915 515 146
Ms. Hiền: 0834 302 123
Mr. Huấn: 0916 762 112
Mr. Thắng: 0366 096 605
Mr. Đại 0908 515 246







![]() |
Đối tác & Khách hàng