THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG CỦA XÚT VẢY – NAOH 99%
Ngày đăng :04/08/2022 06:08 sáng
Xút (NaOH), xút vảy là một trong những hóa chất cơ bản được sử dụng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp và xử lý nước thải. Vậy xút vảy là gì? Có những đặc điểm tính chất nào và ứng dụng của chúng ra sao? Công ty Trần Gia sẽ giải đáp chi tiết về loại hóa chất này qua bài viết dưới đây.
I. Xút (NaOH) là gì?
– Natri hiđroxit (NaOH) thường được gọi là xút hoặc xút ăn da là một hợp chất vô cơ của natri.
– Xút có 3 dạng phổ biến hiện nay được bán trên thị trường : dạng hạt (xút hạt), dạng vảy (xút vảy) và xút dạng lỏng. Dung dịch xút có tính nhờn, làm bục vải, giấy ăn và ăn mòn da. Xút ăn da được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo…
– Công thức hóa học: NaOH 99%
Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc …
Thông số kỹ thuật: | · Hàm lượng NaOH: 99.1% · Hàm lượng Na2CO3: 0.1% · Hàm lượng NaCl: 19mg/kg · Hàm lượng Fe2O3: 5mg/kg |
II. Tính chất của xút NaOH 99%
- Tính chất vật lý
– Xút vảy NaOH 99% là khối tinh thể không màu.
– Xút NaOH 99% ở dạng rắn.
– Nhiệt độ nóng chảy 327,6± 0,9oC
Hình: Xút vảy NaOH 99%
- Tính chất hóa học
– Hóa chất NaOH là hóa chất dễ hòa tan trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không hòa tan trong ether và các dung môi không phân cực khác.
– Hấp thụ nhanh CO2 và nước của không khí vì vậy xút vảy thường được bảo quản ở trong bình có nắp.
– Xút vảy có tính hút ẩm mạnh, sinh nhiệt khi hòa tan vào nước. Do đó, khi hòa tan NaOH bắt buộc phải dùng nước lạnh.
– Xút vảy phản ứng với nước, các loại axit (vô cơ, hữu cơ),…
– Xút NaOH có tính bazo mạnh.
– Tương tự như các hydrat hóa của axit sulfuric. Giải thể natri hydroxit rắn trong nước là một phản ứng tỏa nhiệt cao. Trong đó một số lượng lớn nhiệt được giải phóng.
– Xút vảy, xút hạt NaOH 99% phản ứng với oxit axit, cũng phản ứng với các kim loại lưỡng tính và oxit.
III. Những tác hại của xút (NaOH)
– Khi tiếp xúc với xút sẽ gây bỏng da. Hít phải xút sẽ gây kích ứng hệ hô hấp, có thể hỏng phổi. Nuối phải xút gây bỏng niêm mạc dạ dày, ruột, nuốt nhiều xút có thể gây thủng thực quản, rồi loại ý thức.
– Xút ăn mòn kim loại và phản ứng với một số kim loại tạo thành hơi dễ cháy.
Xút tác dụng với một số axit gây phản ứng cháy nổ. Đun nóng xút tạo ra hơi ăn mòn.
IV. Ứng dụng của xút NaOH:
- Trong đời sống:
Xút được sử dụng để sản xuất xà phòng và nhiều loại chất tẩy rửa trong gia đình hằng ngày. Chất tẩy Clo được sản xuất bằng cách kết hợp Clo và NaOH. Chất tẩy rửa có chứa NaOH chuyển đổi chất béo và dầu mỡ thành xà phòng và hòa tan trong nước.
- Trong Dược phẩm và Y học:
NaOH được sử dụng để giúp sản xuất nhiều loại thuốc và dược phẩm NaOH được sử dụng để giúp sản xuất nhiều loại thuốc và dược phẩm, thuốc giảm đau Aspirin thuốc chống đông máu.
- Trong sản phẩm gỗ và giấy
Trong quy trình sản xuất giấy, gỗ được xử lý bằng dung dịch chứa Natri sunfua và NaOH. Điều này giúp hòa tan hầu hết các vật liệu không mong muốn trong gỗ, để lại Xenlulozo tương đối tinh khiết, là thành phần chính của giấy. NaOH được sử dụng để tách mực khỏi giấy tái chế, tẩy trắng các nguyên liệu gỗ thô cho các sản phẩm gỗ như tủ và đồ nội thất.
- Trong sản xuất công nghiệp khác:
NaOH được sử dụng nhiều trong quy trình sản xuất và công nghiệp khác. Nó được sử dụng để sản xuất tơ và sợi nhân tạo, chất nổ, nhựa epoxy, sơn, thủy tinh và gốm sứ. Nó cũng được sử dụng trong ngành dệt để sản xuất thuốc nhuộm, xử lý vải cotton, giặt và tẩy trắng, cũng như trong công đoạn làm sạch và xử lý kim loại, phủ oxit, mạ điện và chiết điện phân, công nghiệp dầu khí.
- Trong xử lý nước
– NaOH làm tăng nồng độ pH của nước, có thể dùng trong xử lý nước cấp, xử lý nước thải, xử lý nước hồ bơi. Ngoài ra để trung hòa cặn trong đường ống cấp nước người ta cũng có thể sử dụng xút ăn da, trợ lắng cho PAC.
– Khi cho hóa chất NaOH thì một số hợp chất hydrocid của các kim loại yếu hơn khác có tính keo và lắng xuống được tạo thành nó khiến độ pH được giảm xuống.
– Trong quá trình xử lý nước thải hàm lượng COD cao do đó hóa chất xút được ưu tiên để tăng pH lên để tiện cho quá trình xử lý vi sinh.
– Ứng dụng của xút NaOH trong xử lý nước và xử lý nước thải là rất quan trọng. Nhưng phải pha và châm kiềm, NaOH sao cho thích hợp nếu không sẽ làm phản tác dụng.
– Do đó mà chúng ta nhận thấy ứng dụng của xút NaOH trong xử lý nước ngầm và xử lý nước thải là rất quan trọng. Nhưng phải pha và châm kiềm, NaOH sao cho thích hợp nếu không sẽ làm phản tác dụng.
V. Những điều cần lưu ý về NaOH 99%
NaOH 99% là một bazo mạnh, có khả năng ăn mòn các thiết bị sản xuất. Nên cần lưu ý đến các thiết bị ăn mòn. Phải cẩn thận, đảm bảo an toàn trong quy trình sản xuất.
– Khi tiếp xúc với da có thể gây ăn mòn da, gây kích thích bỏng, và thấm qua da. Triệu chứng ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng.
– Khi xút tiếp xúc với mắt gây hủy hoại thủy tinh hoặc gây mù, triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa.
– Khi hít phải khí Xút NaOH trong thời gian lâu sẽ dẫn đến ngạt thở, làm hỏng phổi, gây tắc thở.
– Khi uống phải sẽ gây hại cho ruột, ngất hoặc thậm chí là chết. Nguyên nhân là do môi trường độ ẩm cao nên xút sẽ phản ứng với nước và sinh ra nhiệt lượng cao..
Vì vậy, xút là chất gây hại cho người nên cần cẩn thận khi sử dụng.
VI. Cách bảo quản NaOH
Nơi lưu trữ, cất giữ NaOH phải được khóa cẩn thận, không tự tiện bước vào kho lưu trữ.
Sau khi sử dụng xong NaOH không được vứt bỏ bao bì, thùng đựng mà phải chuyển giao cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép hoặc chuyển tới nơi chôn lấp chất thải phù hợp với quy định.
VII. Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc trực tiếp với NaOH 99%
– Trường hợp hít phải: di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí và giữ yên trong tư thế thoải mái để thở. Gọi ngay một trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.
– Trường hợp xút tiếp xúc với da: rửa ngay chỗ tiếp xúc với nước trong 15 phút. Không dùng các chất trung hòa (hóa học). Tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Nếu bề mặt bỏng >10%: đưa nạn nhân đến bệnh viện. Cởi bỏ ngay tất cả quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa sạch da với nước.
– Ngay sau khi nuốt phải: cho uống nhiều nước. Không gây nôn. Không dùng than hoạt tính. Gọi cho Trung tâm chống độc và tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
– Nếu nuốt phải số lượng lớn: ngay lập tức đến bệnh viện. Súc miệng, không gây nôn.
Bài viết khác
Mr. Hải: 0915 99 0505
Ms. Hiền: 0834 302 123
Mr. Huấn: 0916 762 112
Mr. Thắng: 0366 936 605
Ms. Quỳnh: 0858 348 038
Ms. Khanh: 0945 346 092
Mr. Thịnh: 0917 971 709
Mr. Nam: 0328 964 918
Who's Online : 2 |
Đối tác & Khách hàng